Hội Xây dựng Thành phố Đà Nẵng

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành Xây dựng

Thứ sáu, 25/08/2017

Ths. Lê Tùng Lâm 
Phó Giám đốc Sở Xây dựng
Chủ tịch Hội Xây dựng TP.Đà Nẵng

     Trong thời gian qua trước sự đổi mới toàn diện của đất nước, ngành xây dựng của cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đã có bước phát triển mạnh mẽ về công nghệ, trình độ quản lý và nguồn nhân lực, qua đó từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên thực tế hiện nay cho thấy, ngành xây dựng đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao để đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đặt ra trong tiến trình hội nhập, đặc biệt là cán bộ quản lý xây dựng chất lượng cao ở các cấp.
     Quá trình hội nhập tạo ra nhiều cơ hội cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thành phố sẽ được gia tăng mạnh mẽ, nhưng đồng thời áp lực cạnh tranh cũng tăng gấp bội cùng nhiều thử thách cam go. Để tận dụng được thuận lợi, giảm tác động tiêu cực, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, việc đẩy mạnh phát triển nền kinh tế tri thức trên cơ sở nguồn nhân lực chất lượng cao là một tất yếu. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì trọng tâm và chủ yếu phải là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 
     Nguồn nhân lực chất lượng cao của nền kinh tế hội nhập phải là những người có năng lực, trình độ, tay nghề cao, tương đương với các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, có đủ năng lực tự đào tạo, tiếp nhận, chuyển giao và giải quyết những vấn đề quản lý-kỹ thuật-công nghệ trong lĩnh vực của mình nhằm giải bài toán “Năng suất- Chất lượng- Hiệu quả” trong hoạt động, công tác. Nhân lực chất lượng cao là những người có năng lực hành động, luôn hoàn thành công việc được giao một cách xuất sắc nhất, sáng tạo và có đóng góp thực sự hữu ích cho công việc của xã hội, chứ không phải bằng cấp, chứng chỉ, thành tích. 
Một số vấn đề trọng tâm cần giải quyết:
Trong thời gian tới ngành xây dựng cần quan tâm tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
a) Xác định rõ mục tiêu cần phấn đấu đạt được về trình độ, năng lực của cán bộ quản lý XD vào năm 2020, 2025;
b) Xây dựng đúng các tiêu chí, chuẩn mực của cán bộ quản lý XD chuyên nghiệp trong thời kỳ hội nhập;
c) Xác định các kiến thức, kỹ năng cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho các cán bộ quản lý trong thời gian tới
d) Nhận diện rõ các thách thức, khó khăn cần giải quyết, vượt qua.
e) Chủ động, sáng tạo trong tổ chức thực hiện; đề ra các giải pháp cấp bách, khả thi, hiệu quả; huy động nguồn lực phù hợp.
* Trong đó lưu ý: 
- Cán bộ quản lý XD hiện nay cần có Năng lực nghiên cứu, đề xuất, tham mưu trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp phát sinh trong quá trình phát triển của thành phố, của ngành (theo hướng giải quyết các vấn đề thông thường theo chức năng, nhiệm vụ với hiệu quả cao hơn); đồng thời phải có Năng lực ứng phó với các thách thức trong tiến trình hội nhập. Cán bộ quản lý XD hiện nay cần thường xuyên cập nhật thông tin, cần được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, công nghệ quản lý hiện đại.
- Cán bộ quản lý XD phải đa năng, có kỹ năng, năng lực ứng phó, tự tin giải quyết vấn đề trong tiến trình hội nhập, trên cơ sở nắm vững  thông tin, kiến thức, công nghệ, ngoại ngữ trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó cần tập trung cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng, công nghệ về quản lý đô thị, quản lý dự án cho các cán bộ quản lý xây dựng.
- Cần đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý theo hướng “chủ động-cấp tốc-       đa năng” đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ; tự tin hội nhập, phù hợp cơ chế, thể chế hiện nay, nguồn lực thực hiện, chủ trương tinh giản biên chế, văn hóa Việt Nam.
- Cần nghiên cứu thiết lập cơ quan điều phối nhằm tìm kiếm huy động các nguồn lực để thực hiện đào tạo sử dụng cán bộ quản lý XD hiệu quả. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế trong triển khai các dự án. Phát huy vai trò, chức năng, năng lực Sở Xây dựng, Hội Xây dựng, các tổ chức liên quan khác để huy động nguồn lực sẵn có của từng tổ chức, đơn vi.
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẤP BÁCH NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ  QUẢN LÝ NGÀNH XÂY DỰNG
1.Xây dựng tiêu chí cán bộ quản lý, kỹ sư chuyên nghiệp:
a) Việc ban hành Tiêu chí chức danh công chức, viên chức xây dựng chưa đầy đủ và chưa phù hợp tiến trình hội nhập. Hiện nay mới có Tiêu chuẩn phân hạng KTS, thẩm kế viên (Thông tư số 11/2016/TT-BXD-BNV).
b) Cần tham khảo một số tiêu chí, tiêu chuẩn, phân hạng, đánh giá kỹ sư xây dựng của các nước trong khu vực và quốc tế:
- Tiêu chuẩn Kỹ sư xây dựng (Civil Engineer)  theo Bộ Lao động của Mỹ (U.S Department of labor): http://www.bls.gov/ooh/architecture-and-engineering/civil-engineers.htm#tab-4.
- Kỹ sư chuyên nghiệp của Hiệp hội Kỹ sư  xây dựng Nhật Bản (Japan Society of Civil Engineers -JSCE): http://www.jsce-int.org/about
- Tiêu chuẩn kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN: http://acpecc.net/v2/index.php?query=about.
2. Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, công nghệ quản lý đô thị, quản lý dự án cho cán bộ quản lý ngành XD:
Tiếp tục tham gia các chương trình, đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý do Trung ương, Bộ Xây dựng, UBND thành phố tổ chức:
a) Trung ương:  
- Đề án 165 của BTC Trung ương V/v Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước; Đề án đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý Xây dựng và phát triển đô thị đối với công chức lãnh đạo, chuyên môn đô thị các cấp đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1961/QĐ-TTg ngày 25/10/2010.
b) Bộ Xây dựng: 
- Quy hoạch Phát triển nhân lực ngành xây dựng giai đoạn 2011-2020 (Quyết định số: 838/QĐ-BXD ngày 13/9/2012 của Bộ Xây dựng);
c) Thành phố Đà Nẵng:
-  Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao khu vực công thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 (Quyết định 13100-QĐ/TU ngày 23/4/2015 của Thành ủy Đà Nẵng);
- Triển khai các dự án thu hút đầu tư nước ngoài, hợp tác quốc tế trong việc triển khai các dự án trọng điểm của thành phố: Dự án thành phố thông minh, Dự án Phát triển bền vững; Dự án xây dựng Chiến lược khả năng chống chịu  (dự án 100 RC do Quỹ Rockerfeller tài trợ), Chương trình hợp tác 03 bên về Phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng giữa Tổ chức JICA, thành phố Yokohama và TP.Đà Nẵng sẽ là cơ hội quý báu để Đà Nẵng chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm của Nhật Bản nói chung, thành phố Yokohama nói riêng để nghiên cứu, áp dụng những phương thức, công nghệ hiện đại, hiệu quả trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị trong thời gian tới...
3. Nâng cao trình độ ngoại ngữ đối với cán bộ quản lý
a) Hiện nay việc sử dụng Thông tư 01/2014/TT-BGDDT của Bộ GDDT về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam để đánh giá năng lực trình độ tiếng Anh của Cán bộ quản lý ngành XD sẽ dẫn đến bất cập, không sát thực.
b) Một số nội dung cần thực hiện sắp tới:
- Tập trung nâng cao trình độ, kiến thức, thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành Xây dựng về quản lý đô thị, quản lý dự án,…
- Tham gia các lớp đào tạo, tập huấn ngắn hạn ở nước ngoài hoặc On-line;
- Hợp tác tư vấn quốc tế đối với các dự án trong nước như WB, JICA, ISET…       
- Tổ chức các nhóm (Groups) học tiếng Anh chuyên ngành trong các cơ quan, tổ chức của ngành xây dựng…
4. Nâng cao trình độ công nghệ thông tin:
a) Hiện nay về việc sử dụng Thông tư số 03/2014/TT-BTTT của Bộ Thông tin-Truyền thông về Quy định chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT để đánh giá năng lực sử dụng, ứng dụng CNTT cho Cán bộ quản lý ngành XD sẽ dẫn đến bất cập, không sát thực.
b) Một số nội dung, kiến thức Cán bộ quản lý XD cần nắm vững để phục vụ công tác tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo, ra quyết định trong bối cảnh hiện nay:
- Công nghệ GIS,…
- Mô hình thông tin xây dựng (BIM): 
- Quản trị rủi ro (Risk Management)…
c) Một số kinh nghiệm của Đà Nẵng:
- Hướng đến thành phố thông minh: http://tttt.danang.gov.vn/web/guest/-/%C4%91a-nang-quyet-tam-xay-dung-thanh-pho-thong-minh;
-  Dự án Mô phỏng ngập lụt và phát triển đô thị của thành phố Đà Nẵng: http://www.baoxaydung.com.vn/news/vn/quy-hoach-kien-truc/a-nang-hoan-thanh-du-an-mo-hinh-thuy-van-va-mo-phong-su-phat-trien-do-thi.html;
- Dự án ứng dụng GIS quản lý cây xanh công cộng thành phố ĐN: http://baotainguyenmoitruong.vn/moi-truong-va-phat-trien/201504/da-nang-quan-ly-cay-xanh-bang-he-thong-thong-tin-dia-ly-576306/;
- Ứng dụng Facebook trong quản lý đô thị: Trang facebook “Quản lý đô thị Đà Nẵng: Tiện nghi-Xanh-Sạch-Đẹp”;
- Sử dụng camera để giám sát quản lý đô thị: Đề án XHH sử dụng camera giám sát an ninh trật tự trên địa bàn thành phố Đà Nẵng…
5. Bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyên nghiệp, hiện đại:
a) Cần tập trung đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý:
- Kỹ năng giao tiếp, lễ tân ngoại giao;
- Kỹ năng tổng hợp, phân tích, đánh giá, dự báo, ra quyết định; 
 b) Kinh nghiệm thành phố Đà Nẵng: 
- Thành lập CLB cán bộ trẻ: http://www.canbotredanang.vn/home/index.php
- Xây dựng chiến lược khả năng chống chịu (Dự án 100 RC); 
6.Huy động nguồn lực thực hiện:
Để có kinh phí, nguồn lực thực hiện ngành xây dựng cần chủ động nghiên cứu đa dạng hóa hình thức đào tạo, đa dạng hóa hình thức huy động nguồn lực phù hợp tình hình, bối cảnh trong nước và quốc tế hiện nay, cụ thể:
a) Đẩy mạnh hợp tác đào tạo trong và ngoài nước
b) Tại địa phương, cần tăng cường kết nối, phối hợp giữa Sở Xây dựng, Phòng Quản lý đô thị (ở các quận), Hội Xây dựng, các Doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, các tổ chức khác có liên quan.
c) Kinh nghiệm thực tế: 
-Mô hình Văn phòng BCĐ Ứng phó BĐKH và NBD của Đà Nẵng: http://ccco.danang.gov.vn/
-Mô hình “Hội đồng điều phối mạng lưới Khởi nghiệp Đà Nẵng”: http://startup.danang.vn/;  
-Kinh nghiệm Sở Xây dựng: Hướng dẫn, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho quận, huyện: http://www.sxd.danang.gov.vn/chi-tiet-tin-tuc?articleId=342716 
- Xây dựng WEB để tuyên truyền, hướng đến việc kết nối các hoạt động XHH phát triển cây xanh của Đà Nẵng: http://dathanhxanh.vn;
KIẾN NGHỊ
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành xây dựng, đặc biệt là chất lượng của cán bộ quản lý ngành xây dựng các cấp đảm bảo các yêu cầu thực tế, đáp ứng yêu cầu hội nhập và phù hợp nguồn lực thực hiện trong bối cảnh, tình hình hiện nay; kính đề nghị Bộ Xây dựng, Tổng hội Xây dựng Việt Nam cần quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện một số nội dung sau:
Thứ nhất, bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các Đề án, Chương trình, Kế hoạch đào tạo, sử dụng cán bộ của Trung ương, Bộ Xây dựng, địa phương đã đề ra, cần tập trung nghiên cứu đề ra các mục tiêu, yêu cầu, tiêu chí, tiêu chuẩn và khẩn trương thực hiện song song các giải pháp cấp bách, đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý xây dựng đáp  ứng yêu cầu quá trình hội nhập.
Thứ hai, để giúp Bộ Xây dựng, Sở Xây dựng trong công tác tham mưu cho Chính phủ, UBND thành phố trong công tác đào tạo cán bộ quản lý của ngành xây dựng, Tổng hội Xây dựng, Hội Xây dựng địa phương cần mạnh dạn tiên phong đảm nhận vai trò kết nối, huy động và điều phối các nguồn lực của các tổ chức liên quan trong công tác đào tạo bồi dưỡng nhân lực ngành xây dựng, tương tự Mô hình “Hội đồng điều phối Mạng lưới khởi nghiệp” đang khởi sắc tại một số địa phương và hứa hẹn nhiều kết quả tốt đẹp trong thời gian tới. 
Trên đây là một số ý kiến, giải pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực xây dựng của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng trong thời gian tới./.

Giới thiệu

"Hội Xây dựng thành phố Đà Nẵng, tên tiếng Anh: DaNang Construction Association là tổ chức xã hội - nghề nghiệp tự nguyện của các cá nhân và tập thể là công dân Việt Nam đã và đang công tác trong ngành xây dựng cùng nhau đoàn kết phấn đấu góp phần xây dựng ngành Xây dựng thành phố Đà Nẵng ngày càng phát triển.

Liên kết website